( Thethaovanhoa.Vn) - Những năm 1990, khi đi nghiên cứu các tư liệu bản khắc cổ, chúng tôi thấy có hai bản khắc in về tiền tệ thời phong kiến xưa ở chùa Láng (Chiêu Thiền tự, Hà Nội). Những bản khắc in tiền âm ti không thiếu trong các đến chùa xưa và cho đến nay, cũng nhiều nhà sản xuất tiền âm ti đủ loại cho dân chúng đốt vàng mã các dịp cúng lễ. Tuy nhiên, hai bản in của chùa Láng được làm trong thế kỷ 19, lại liệt kê một số đồng bạc có tên hiệu nhà vua trong các triều đại phong kiến, phần nào cũng trùng hợp với công trình nghiên cứu của Allan Berker mà chúng tôi tham khảo. Trích dẫn trong loạt bài vừa qua. Tôi cũng đã nói với Allan Berker về tiền âm ti chùa Láng này, và đã gửi sách cho ông, nhưng chưa biết ông nhận đươc chưa.
Bản in tiền ở chùa Láng có tên là Bách vương thông bảo , tức là trăm loại tiền của vua các triều đại. Chữ bách thực ra có nghĩa là nhiều, không nhất quyết là đúng một trăm. Nhưng ở đây có đúng 100 đồng bạc được chọn lọc theo các đồng bạc mà các triều đại phong kiến đã phát hành. Ở trái có dòng chữ: Án. Thiên hữu tiền tinh. Địa hữu tiền linh. Âm dương đào chú. Tạo hóa quân bình. Thượng thiên địa hạ. Dị tướng đồng hình. Thủy hỏa rèn luyện. Quân mạch phân minh. Biến thập, thập biến bách, bách biến thiên, thiên biến vạn, vạn biến ức, ức biến triệu, triệu biến hằng hà sa số. Biến hóa chân hình. Cập dữ chúng sinh. Thực dụng bất tận. Cấp cấp như lệnh – Án. Trời có tiền thiêng. Đất có tiền linh. Âm dương un đúc. Tạo hóa thăng bằng. Trên trời dưới đất. Khác tướng cùng hình. Nước lửa rèn luyện. Xâu chuỗi phân minh. Biến mười, mười biến trăm, trăm biến nghìn, nghìn biến vạn, vạn biến ức, ức biến triệu, triệu biến thành khối như cát sông Hằng. Biến ra tiền thật. Cấp cho chúng sinh. Tiêu dùng vô biên. Chóng vánh như sắc lệnh đã ban. Ở bên phải có dòng chữ chạy ngược chiều nhau : Án ma ni bát minh hồng – Hồng minh bát ni ma Án. (Tính từ trái sang phải các dòng có tên tiền như sau) Dòng 1 : Tông Ninh thông bảo – Thiên Cảm thông bảo – Minh Đạo thông bảo – Càn Phù thông bảo – Cự Thụy thông bảo – Thần Vũ thông bảo – Thiên Thành thông bảo – Thiên Phúc thông bảo – thái hoà thông bảo – Thiên Đức thông bảo. Dòng 2 : Long Phù thông bảo – Hội phù thông bảo – Quảng Trinh thông bảo – Anh Vũ thông bảo – Đại Ninh thông bảo – Lợi dụng thông bảo – Thiên Huống thông bảo – Long Chương thông bảo – Chương Thánh thông bảo – Long Đại thông bảo.
Dòng 3 : Trinh Phù thông bảo – Cảm thiên thông bảo – Chính Long thông bảo – Đại Định thông bảo – Thiệu Minh thông bảo – Thiên Thuận thông bảo – Thiên Ứng thông bảo – Khải Định thông bảo – Thiên Phù thông bảo – Hội Tường thông bảo. Dòng 4 : ? ? thông bảo – Thiên Giai thông bảo – Trị Bình thông bảo – Khai Nguyên thông bảo – Thiên Chương thông bảo – Kiến An thông bảo – Đồng Khánh thông bảo – Nguyên Phong thông bảo – Thiệu Long thông bảo – Bảo Phù thông bảo. Dòng 5 : Thiệu Khánh thông bảo – Long Khánh thông bảo – Đại Trị thông bảo – Thiệu Quang thông bảo – Khai Hựu thông bảo – Khai Thái thông bảo – Hàm Nghi thông bảo – Hưng Long thông bảo – Trùng Hưng thông bảo – Thiệu Bảo thông bảo. Dòng 6 : Diên Ninh thông bảo – Thái Hòa thông bảo – Đại Bảo thông bảo – Thiệu Bình thông bảo – Thuận Thiên thông bảo – Hưng Khánh thông bảo – Trùng Quang thông bảo – Kiến Tân thông bảo – Quang Thái thông bảo – Xương Phù thông bảo. Dòng 7 : Thuận Bình thông bảo – Nguyên Hòa thông bảo – Thống Nguyên thông bảo – Quang Thiệu thông bảo – Hồng Thuận thông bảo – Đoàn Khánh thông bảo – Thái Trinh thông bảo – Cảnh Thống thông bảo – Hồng Đức thông bảo – Quang Thuận thông bảo. Dòng 8 : Dương Hòa thông bảo – Đại Đức thông bảo – Hồng Hóa thông bảo – Hoằng Định thông bảo – Thuận Đức thông bảo – Quang Hưng thông bảo – Gia Thái thông bảo – Hồng Phúc thông bảo – Chính Trị thông bảo – Thiên Hựu thông bảo. Dòng 9 : Kiến Phúc thông bảo – Chính Hòa thông bảo – Đức Nguyên thông bảo – Dương Đức thông bảo – Cảnh Trị thông bảo – Đại Nguyên thông bảo – Vĩnh Lợi thông bảo – Thịnh Đức thông bảo – Vĩnh Hòa thông bảo – Phúc Thái thông bảo. Dòng 10 : Tự Đức thông bảo – Thiệu Trị thông bảo – Minh Mệnh thông bảo – Gia Long thông bảo – Cảnh Hưng thông bảo – Vĩnh Hựu thông bảo – Đồng Đức thông bảo – Vĩnh Bình thông bảo – Bảo Thái thông bảo – Vĩnh Trị thông bảo. Trong cái Bách vương tiền phức tạp này, có đồng bạc chúng ta nhận được ra ngay triều đại phát hành nó, có đồng bạc không rõ thuộc triều đại nào, đây là việc phải khảo cứu nhiều hơn nữa. Phan Cẩm Thượng |